Những năm gần đây, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là địa phương có nhiều người dân trồng mai chuyên canh và cung cấp mai giống, mai thành phẩm cho thị trường Thành phố và nhiều tỉnh từ miền Trung trở vào Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của người dân trồng mai ở xã Bình Lợi, giúp tăng khả năng cạnh tranh giữa các nhà vườn và gia tăng sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn TP.HCM,… Trung tâm Khuyến nông Thành phố đã triển khai 02 mô hình “Trồng mai trên vùng đất phèn” và 04 mô hình “Chăm sóc, tạo dáng nâng cao giá trị cho cây mai trồng trên vùng đất phèn” tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
>>mai nhị ngọc toàn là gì? điểm cung cấp giống mai đột biến nhị ngọc toàn, tìm hiểu giá mai giống nhị ngọc toàn, đặc điểm nhận dạng giống mai nhị ngọc toàn
Mô hình “trồng mai trên cùng đất phèn”
Qua 01 năm triển khai 06 mô hình (từ tháng 8/2019 – 8/2020), vừa qua Khuyến nông Thành phố đã tổ chức lượng giá kết quả thực hiện. Với mô hình “Trồng mai trên vùng đất phèn”, quy mô hỗ trợ là 91.000 cây/16 hộ/22.750 m2 (Khuyến nông đầu tư 50% giống và 50% vật tư, còn lại 50% nông dân đối ứng); mai vàng bonsai giống sử dụng cho mô hình là cây mai giảo Thủ Đức (chiều cao từ 10 – 15 cm); Mật độ trồng 40.000 cây/ha (sau 05 tháng trồng chuyển mật độ trồng thành 7.000 cây/ha). Kết quả, về các chỉ tiêu theo dõi cây ở giai đoạn 8 tháng tuổi, đạt trên 95% tỷ lệ sống; Chiều cao cây đạt từ 50 – 80 cm/cây; Tốc độ tăng trưởng và khả năng thích nghi tốt. Nhưng cây mai sau 03 năm trồng mới bắt đầu thu hoạch, do đó theo ước tính sau 03 năm trồng có khoảng 30% số cây được xuất bán là 2.100 cây. Với giá bán 400.000 đồng/cây, sẽ thu hồi được 840 triệu đồng (trong đó, chi phí đầu tư cho mô hình hơn 560 triệu đồng), như vậy lợi nhuận từ mô hình hơn 255 triệu đồng. Số cây còn lại sẽ bán vào những năm tiếp theo với giá trị càng cao hơn năm đầu.
Về mô hình “Chăm sóc, tạo dáng nâng cao giá trị cho cây mai trồng trên vùng đất phèn”, Khuyến nông đầu tư 04 mô hình với quy mô 18 ha/19 hộ – là những vườn mai vàng gốc trên 8 cánh, có độ tuổi 2 – 3 năm, quy cách cây cao 60 – 70 cm, đường kính gốc khoảng 2,5 – 4cm, hình thức trồng ngoài đồng và trên nền đất; Áp dụng kỹ thuật tạo dáng bằng cách dùng kéo cắt tỉa cành và tạo tán lá tùy theo thế của cây, nhưng phải tuân theo quy luật cành dưới thấp vươn dài, cành cao phía trên ngắn bớt lại; Mỗi năm tiến hành xả tàn 01 lần và bo tàn 03 lần để tạo bộ khung có dáng đẹp cho cây mai. Thời điểm tốt nhất thực hiện kỹ thuật cắt tỉa tạo dáng là từ sau Tết Nguyên Đán đến tháng 9, 10 âm lịch hàng năm vì thời gian này thân cây phát triển mạnh, sức sống cao, những chồi non, lá mới mọc lên nhiều, việc tạo dáng sẽ tốt hơn. Kết quả: Qua 01 năm theo dõi, nhận thấy cây ở giai đoạn 02 – 03 năm tuổi phát triển mạnh, đường kính gốc tăng 1,5 – 2 cm, bộ khung tán phát triển hoàn chỉnh; Với cây 03 năm tuổi, có đường kính gốc trung bình đạt 4 – 5,3 cm. Theo kỹ thuật, các hộ tham gia mô hình trồng mai với mật độ từ 5.000 – 9.000 cây/ha, nhưng qua khảo sát cho thấy các vườn trồng với mật độ 7.000 cây/ha, cây sẽ phát triển tốt và bộ khung tán lớn hơn. Về hiệu quả kinh tế (cũng giống như mô hình “Trồng mai trên vùng đất phèn”, cây mai trồng 03 năm mới bắt đầu thu hoạch) ước tính sau 03 năm trồng có khoảng 30% số cây được xuất bán là 2.100 cây, với giá bán 400.000 đồng/cây, sẽ thu hồi được 840 triệu đồng (trong đó, chi phí đầu tư cho mô hình hơn hơn 600 triệu đồng), lợi nhuận từ mô hình sẽ được hơn 210 triệu đồng.
>>phôi mai vàng bến tre là gì?phôi mai vàng giá rẻ 2022?trồng mai con bao lâu ra hoa??
Như vậy, từ hiệu quả các mô hình cho thấy đây là những mô hình có giá trị kinh tế, tuy thời gian chăm sóc dài, nhưng với lợi nhuận có được, mô hình đã từng bước giúp nông dân chuyển đổi cây trồng hiệu quả, tăng thu nhập và phù hợp với tình hình nông nghiệp hiện nay.
Anh Hồ Trần Hiếu Thiện (Ấp 3, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM) – hộ tham gia mô hình cho biết: “Nông dân Bình Lợi chuyên trồng mai đất để bán nghiên liệu và bán Tết, tuy có thu nhập cao hơn so với những cây trồng khác như lúa, mía,… nhưng giá trị chưa thật sự cao so với những vùng trồng mai khác trên cả nước. Do vậy, để tạo thương hiệu, nâng cao giá trị cao hơn nữa, nhà vườn nên học tập thêm nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật trồng mai chậu như mai Bình Định, để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng hơn”.
Ghi nhận ý kiến các hộ tham gia mô hình,